Khảm sành, sứ là loại hình trang trí từng có mặt ở hầu hết các công trình kiến trúc như chùa, miếu, đình làng… khắp các miền quê Việt Nam. Qua đôi bàn tay khéo léo, tài tình của các nghệ nhân, những mành sành, sứ thô ráp, khô cứng đã trở thành các họa tiết trang trí đẹp, uyển chuyển và có hồn.

Từ những mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ, tưởng chừng như bỏ đi, dưới bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa cung đình Huế đã tạo nên những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo mà không ở nơi đâu có được.

Ghép sành, sứ là loại hình nghệ thuật trang trí sử dụng các mảnh sành, sứ để “khảm” lên bề mặt kiến trúc, tạo nên các hình tượng nghệ thuật cụ thể. Đó có thể là ghép lại thành hình tứ linh, bát bửu, nhật nguyệt, mười hai con giáp, hoặc là những câu đối, bình phong, tường hoa, chậu cây cảnh. Sử dụng vật liệu tưởng chừng khô cứng, nhưng qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, các mảnh sành, sứ được gọt giũa, trau chuốt thành các tác phẩm mềm mại, có hồn.  

Nghề khảm sành sứ có từ thế kỷ 17, ban đầu vốn là nghệ thuật dân gian, trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử, nghệ thuật khảm sành sứ dần được nhiều người biết đến và trở thành nghệ thuật cung đình. Ngay từ ban đầu những người nghệ nhân đã sáng tạo bằng cách dùng những mảnh sành sứ hay mảnh gốm vỡ để tạo nên những sản phẩm trang trí. Sau đó nghệ thuật này dần được ứng dụng vào trong đền đài, miếu mạo các đời chúa Nguyễn.

Các loại vật liệu khảm sành sứ được lựa chọn khá kỹ lưỡng từ mảnh vỡ của những loại gốm cổ và có niên đại xa xưa, vì vậy nguồn nguyên liệu cho nghệ thuật khảm sành sứ luôn khan hiếm. Kỹ thuật khảm ghép, xử lý chất liệu trong khảm sành sứ Huế cho thấy các kỹ thuật dân gian truyền thống đã được nâng cao bằng sự tìm tòi, sáng tạo của những nghệ nhân tài hoa thời Nguyễn.

Với những điều kiện thuận lợi về vật chất và các yêu cầu thẩm mỹ cao của triều đình, nghệ thuật khảm sành sứ Huế đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nghệ thuật khảm sành sứ trở thành một trong những chất liệu quan trọng trong biểu cảm giá trị và nội dung của các công trình kiến trúc, phản ảnh xu hướng thẩm mỹ cung đình, những sắc thái văn hóa, tâm linh của cả một thời đại phong kiến.

Mỗi công trình kiến trúc khảm sành không chỉ mang tính mỹ thuật mà nó còn thể hiện sự cao sang của các bậc quyền quý. Vì vậy, có khi để phục vụ cho một công trình mà sử dụng hàng tấn các mảnh vỡ trong đó có cả các mảnh bính quý, chén quý được để thực hiện ý đồ nghệ thuật của người nghệ nhân.

Trân trọng nghệ thuật ghép sành, G+Furniture mong muốn mang vẻ đẹp đó tới gần hơn cuộc sống hàng ngày. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, các sản phẩm không chỉ thể hiện chất lượng, công năng sử dụng mà còn thể hiện tính đương đại và truyền tải văn hóa Việt Nam.

CÔNG TY THÀNH VIÊN

CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

CAM KẾT
CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH

0796188288
error: Content is protected !!